Hộ ông Hoàng Văn Cón, tổ 5, ấp Tân Phước, trước khi tham gia Tổ trồng và chăm sóc tiêu bền vững tại xã Tân Tiến đã trồng hàng ngàn nọc tiêu. Tuy nhiên từ khi tham gia tổ, ông và các thành viên khác được hỗ trợ nhiều hơn về tiếp cận các nguồn vốn vay, kỹ thuật chăm sóc cây tiêu; bổ sung kiến thức thâm canh tổng hợp như trồng tiêu kết hợp chăn nuôi. Ông Cón cho biết, gia đình hiện có 2.700 nọc tiêu, 7 con bò và đàn dê 30 con, mỗi năm thu nhập không dưới 200 triệu đồng. Việc thành lập tổ để liên kết thành viên là hướng đi mới cho nông dân, bởi thị trường ngày càng khắt khe trong việc đòi hỏi xuất xứ, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Tổ trồng và chăm sóc tiêu bền vững xã Tân Tiến hiện có 12 thành viên, đang chăm sóc khoảng 11.400 nọc tiêu, cùng hàng trăm con dê, heo, đem về thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm cho các thành viên. Là thành viên của tổ, hộ ông Nông Văn Bình, tổ 4, ấp Tân Phước hiện có 3.000 nọc tiêu, gần 60 con dê. Gia đình ông còn xây dựng 1 trại heo giống và heo thịt, kết hợp thả cá, chăn nuôi gia cầm. Nhờ chăm chỉ lao động và biết tính toán làm ăn, tổng thu nhập của gia đình ông bình quân mỗi năm khoảng 800 triệu đồng.
Với thành công bước đầu trong việc giúp đỡ các hội viên yên tâm phát triển kinh tế vườn, trang trại của Tổ trồng và chăm sóc tiêu bền vững xã Tân Tiến, Hi88 Vip9 huyện Bù Đốp hy vọng sẽ tiếp tục hoàn thiện các mô hình tổ hợp tác nông nghiệp, hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, giúp nông dân tự tin phát triển kinh tế.
Hoàng Thơ
Nguồn tin: Báo Bình Phước online:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn