Tiếp tục phát động các phong trào thi đua của Hội
Thứ ba - 08/09/2015 08:24
Năm năm qua, thông qua các phong trào thi đua của Hội, đặc biệt là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã thu hút đông đảo các hộ nông dân tham gia. Bình quân hàng năm có 8,2 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu, trong đó có 4,2 triệu hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Danh hiệu cấp tỉnh và Trung ương chiếm 7%; cấp huyện chiếm 24% và cấp xã chiếm 69%.
Quy mô, chất lượng phong trào ngày càng lớn
Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình có quy mô sản xuất lớn thu hút hàng trăm lao động, thu nhập hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mỗi năm. So với giai đoạn 2005 - 2010, số hộ có mức thu lợi nhuận hàng năm trên 200 triệu đồng tăng gấp 3 lần, trên 1 tỷ đồng tăng gấp 5 lần. Bình quân thu nhập của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và Trung ương là 195 triệu đồng/hộ/năm, trong đó hộ có thu nhập cao nhất đạt trên 13 tỷ đồng/năm; hộ có thu nhập thấp nhất đạt 102 triệu đồng/năm. Bình quân thu nhập của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện đạt 95 triệu đồng/năm, hộ cao nhất đạt 102 triệu đồng/năm, hộ thấp nhất đạt 45 triệu đồng/năm. Bình quân thu nhập của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã đạt 38,6 triệu/năm.
Cũng từ phong trào, nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã mạnh dạn đầu tư và thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoặc các tổ hợp tác, hợp tác xã.
Các cấp Hội đã vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tạo việc làm tại chỗ cho hơn 12,6 triệu lượt lao động, trong đó có 4,1 triệu lượt lao động có việc làm thường xuyên, hơn 8,5 triệu lượt lao động có việc làm theo mùa vụ, nhiều hộ gia đình đã tạo việc làm cho 50 - 100 lao động; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 7,5 triệu lượt hộ nông dân, giúp hơn 160 nghìn hộ nông dân thoát nghèo, trên 1,4 triệu hộ nghèo cải thiện điều kiện nhà ở. Vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, mỗi năm hàng chục tỷ đồng, xây dựng hàng trăm nhà tình nghĩa, vườn tình nghĩa, hàng ngàn sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhận phụng dưỡng suốt đời Bà mẹ Việt Nam Anh hùng...
Tại Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV Hội NDVN đã có 3 đại biểu dinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 12 đại biểu nhận Huân chương Lao động hạng Ba, 96 cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 11 tập thể, 189 cá nhân nhận Bằng khen BCH TƯ Hội NDVN. 50 đại biểu nông dân tiêu biểu, xuất sắc đã được cử đi dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ IX. (tỉnh Bình Phước có ông Lâm Văn Giàng - HVND huyện Hớn Quản được tặng Huân chương Lao động hạng III, Ông Phạm Kim Trọng - Phó Chủ tịch HND tỉnh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 03 đồng chí được Trung ương Hội tặng Bằng khen)
Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực.Phong trào như một cuộc cách mạng, lôi cuốn hàng triệu hội viên, nông dân hưởng ứng, tích cực tham gia, lan tỏa rộng khắp đến mỗi người nông dân, hàng vạn gia đình hội viên, nông dân tự nguyện dỡ rào, chặt cây cối, hiến 24,7 triệu m2 đất thổ cư, đất sản xuất của gia đình mà không lấy tiền đền bù để mở đường, xây dựng các công trình công cộng ở nông thôn; đóng góp trên hai nghìn tỷ đồng, 29 triệu ngày công lao động để sửa chữa và làm mới 1,2 triệu km đường giao thông nông thôn, 1,4 triệu km kênh mương nội đồng, xây dựng đường điện hạ thế, phòng học, nhà trẻ, trường mầm non, trạm y tế và hàng ngàn nhà văn hóa xã, thôn, ấp, bản làng làm cho quê hương ngày càng khởi sắc...
Nhiều chi, tổ Hội tự nguyện đảm nhận xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đường giao thông liên thôn, liên xã, xây dựng các công trình, con đường mang tên Hi88 Vip9
.
Hội thổi lên ngọn lửa thi đua
Phong trào thi đua 5 năm qua của Hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế - xã hội trọng yếu của đất nước và của từng địa phương; đã có tác dụng động viên, khơi dậy, giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước, giàu lòng nhân ái, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tính cần cù, năng động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, tạo động lực mới, nhân tố mới trong cán bộ, hội viên, nông dân; phát huy được giá trị tốt đẹp, khuyến khích nông dân sản xuất có hiệu quả.
//files.hoinongdan.org.vn/Article//Oanh/2015/09/04/ly9BAC454.jpg
Các cấp Hội đã phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Hội đã có nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú như tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình, tổ chức Hội thi, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm thông qua hoạt động của các cụm, khối, khu vực thi đua.
Trung ương Hi88 Vip9
Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm biểu dương, tôn vinh các điển hình tiêu biểu xuất sắc như: “Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật nhà nông” được tổ chức 2 năm một lần; từ năm 2013 lễ “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”, Tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” được tổ chức hàng năm, đã kịp thời động viên, khích lệ hội viên, nông dân trong cả nước, nâng cao vị thế của người nông dân và tổ chức Hội, thu hút sự đồng tình, chú ý và quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với các phong trào thi đua và hoạt động của Hi88 Vip9
Việt Nam.
//files.hoinongdan.org.vn/Article//Oanh/2015/09/04/dieu9BB103E.jpg
Phong trào thi đua yêu nước được các cơ quan thông tin của Hội dành thời lượng cần thiết, xây dựng các chương trình, chuyên mục để tuyên truyền, giới thiệu, nêu gương các điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cán bộ, hội viên, nông dân. Để tiếp tục nhân rộng phong trào thi đua trong cán bộ, hội viên, nông dân, tại Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV, Hội NDVN đã phát động các cấp Hội tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức các phong trào thi đua; cụ thể hóa các danh hiệu, tiêu chuẩn thi đua cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương và hoạt động Hội. Kịp thời phát hiện, xây dựng, tổng kết, phổ biến, nhân rộng điển hình, nêu gương người tốt, việc tốt; thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và bảo đảm tính chính xác và nêu gương trong khen thưởng.
Đẩy mạnh 3 phong trào thi đua của Hội, trọng tâm là thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho nông dân; cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, giá cả; tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản xuất; tiếp tục xây dựng và nâng cấp các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hi88 Vip9
các tỉnh, thành phố để làm tốt hơn các hoạt động dịch vụ về vốn, cung ứng giống, vật tư, máy móc, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và dạy nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn; tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công…hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất cải thiện cuộc sống.
Tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp; liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học với các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh; các điểm trình diễn kỹ thuật, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tuyên truyền nhân rộng. Vận động nông dân phát triển ngành nghề, làng nghề, tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp…
Đẩy mạnh việc thực hiện Kết luận số 61- KL/TW và Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện Đề án mẫu hình người nông dân mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn .
Bài: Hạnh Hoa, ảnh: Đức Hậu