Năm 2013, sau khi thanh lý cây cao su, gia đình bà Bùi Thị Đầm, ấp 6, xã Minh Hưng, Chơn Thành bắt đầu đưa cây quýt đường từ miền Tây về trồng trên diện tích 2 ha đất của mình. Vừa học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ các nhà vườn trồng quýt, vừa tự tìm tòi, nghiên cứu thêm trên sách báo. Theo bà Bùi Thị Đầm cho biết: “Để cây cho năng suất và chất lượng cao thì cần bón phân đầy đủ và hợp lý, nhất là thời kỳ ra đọt non, kết bông và đậu trái. Với mục tiêu mang đến thị trường những quả quýt sạch, thơm, ngon, gia đình tôi chỉ chủ yếu sử dụng các loại phân hữu cơ hay chế phẩm sinh học trong quá trình chăm sóc và hạn chế đến mức thấp nhất phân bón hóa học. Như thế vừa đảm bảo
sức khỏe cho người tiêu dùng, vừa giảm sự độc hại cho môi trường”. Sau 4 năm cắm rễ trên “đất lạ”, vườn quýt đường của anh bà Đầm sinh trưởng và phát triển tốt. Với mức giá dao động mỗi tháng trong năm có khác nhau từ 15- đến 26.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình bà Đầm thu lợi nhuận về 500 triệu đồng/năm, từ 2 ha quýt đường.
Bắt kịp xu hướng chung, gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, ấp 6, xã Minh Hưng, Chơn Thành cũng đầu tư trồng 1 ha quýt đường từ năm 2014. Theo ông Sơn: để cây quýt phát triển tốt thì việc nắm bắt khoa học kỹ thuật rất quan trọng. Người trồng quýt phải thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của từng cây để bổ sung dinh dưỡng cho hợp lý. Từ khâu chọn cây giống đến chăm sóc phải thực hiện quy trình nghiêm ngặt, khi trồng phải tạo đất tơi xốp, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, khi tưới nước phải tưới từ ngọn xuống gốc để rửa cây hạn chế sâu bệnh phát triển. Quýt đường dễ trồng nhưng phải đủ nước tưới vào mùa khô. Mùa mưa phải làm rãnh thoát nước để tránh ngập úng. Muốn cây ra hoa kết trái đúng thời vụ, người trồng phải dùng kỹ thuật ngưng nước. Vào mùa khô ngưng nước khoảng 3 tuần, mùa mưa dùng bạt phủ dưới đất và tạo rãnh để thoát nước. Sau 3 tuần ngưng nước, cây có dấu hiệu héo lá. Lúc đó sẽ tưới đẫm nước trở lại trong 3 ngày liên tục và kết hợp bón phân. Khoảng 1 tuần, cây sẽ ra đọt non và hoa. Để cây cho năng suất và cho trái chất lượng cao, cần bón đầy đủ và hợp lý phân bón, nhất là thời kỳ ra đọt non, ra hoa, kết trái. Đối với cây quýt đường, ông Sơn chủ yếu bón phân hữu cơ vi sinh, 2 tháng bón phân một lần. Trung bình một năm trừ chi phí gia đình Nguyễn Văn Sơn cho thu lãi hơn 250 triệu đồng/ năm từ mô hình vườn cây trái này.
Ông Trần Quốc Phi-Chủ tịch Hi88 Vip9
huyện Chơn Thành cho biết: “mô hình trồng quýt của một số hộ dân tại xã Minh Hưng đang mang lại hiệu quả cao thì hội nông dân cũng rất vui mừng. Tuy nhiên để loại cây này phát triển bền vững, thiết nghĩ, bà con nông dân cũng phải cần phải tính toán kỹ khi mở rộng diện tích sao cho hợp lý và đặc biệt là quan tâm đến đầu ra của loại cây trái này để tránh tình trạng “cung vượt cầu”, làm ảnh hưởng đến kinh tế, thu nhập của người trồng quýt.