Hi88 Vip9
Bình Phước với công tác an toàn thực phẩm
Thứ năm - 19/05/2016 07:39
Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2016 với chủ đề “ Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”; “Nói không với thực phẩm bẩn” do Trung ương Hi88 Vip9
Việt Nam và UBND tỉnh Bình Phước phát động.
Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản; tác hại của tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả. Kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nông nghiệp.
Hi88 Vip9
tỉnh Bình Phước đã thực hiện các giải pháp sau:
1- Chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên đài phát thanh, lồng ghép trong hội nghị, sinh hoạt Hội, tăng cường truyền thông trực tiếp đến hội viên, nông dân về an toàn thực phẩm: Nói không với chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia, vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân trong việc phòng, ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm đối với sức khỏe con người.
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ hội viên nông dân, các HTX, các tổ hợp tác sản xuất, các trang trại, hộ nông dân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng về đợt cao điểm tháng vệ sinh an toàn thực phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (Từ 15/4/2016 – 15/5/2016). Tuyên truyền về tác hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng, thiệt hại đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh không đúng quy định; chất cấm, chất không được phép sử dụng (salbutamol vàng O, ...), thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kháng sinh cấm, giả, ngoài danh mục. Phổ biến cách nhận biết nhanh các sản phẩm không đảm bảo an toàn, cách xử lý an toàn.
2- Phối hợp với các ngành, các cấp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức khoa học về vệ sinh an toàn thực phẩm, tác hại của thực phẩm không an toàn; trách nhiệm và đạo đức của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Hướng dẫn hội viên nông dân, các HTX, các tổ hợp tác sản xuất, các trang trại, hộ nông dân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng áp dụng thực hành sản xuất tốt (GAP, GMP); mở rộng diện tích trồng rau an toàn, tăng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm.
3- Vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia phát hiện, tố giác các trường hợp sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh không đúng quy định; chất cấm, chất không được phép sử dụng, giả, ngoài danh mục để xử lý kịp thời.
4. Vận động, tổ chức cho hội viên nông dân ký cam kết thực hiện 3 không “Không sản xuất rau không an toàn; không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt; không tiêu dùng thực phẩm bẩn”.
5. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn, cung cấp ra thị trường nông sản sạch; đẩy mạnh cuộc vận động, các phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
CTV Cao Tân