Hi88 Vip9: Trang Chủ

img1 img1 img1 img1 img1

Hiệu quả kinh tế - xã hội từ một dự án Khoa học và công nghệ cấp cơ sở tại Đăng Hà

Thứ tư - 27/10/2021 08:31
Đăng Hà là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nhưng lại có lợi thế từ cánh đồng lớn khoảng 600 ha để phát triển lúa nước, trong đó có khoảng 250 ha gieo trồng được 3 vụ/năm, còn lại 350 ha gieo trồng được 2 vụ/năm, năng suất bình quân đạt khoảng 5 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt khoảng 8.000 tấn/năm.
Hội đồng nghiệm thu Dự án
Hội đồng nghiệm thu Dự án
            Trong những năm gần đây, các ngành chức năng đã đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong việc canh tác lúa tại Đăng Hà thông qua hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, việc canh tác lúa tại Đăng Hà nói riêng và Bù Đăng nói chung đang đứng trước thách thức lớn, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học… do việc áp dụng biện pháp canh tác hóa học và thuốc bảo vệ thật vật kéo dài. Vì vậy, việc sản xuất lúa ở Đăng Hà rất cần có sự thay đổi theo hướng hữu cơ.
             Bênh cạnh đó, với tổng sản lượng lúa 3 vụ tại Đăng Hà đạt khoảng 8.000 tấn/năm, nhưng lúa sau khi thu hoạch không có thiết bị sấy khô kịp thời, dẫn đến hư hao và thất thoát lớn (khoảng từ 11 - 12%). Vì vậy, trong công đoạn xử lý, bảo quản lúa sau thu hoạch tại Đăng Hà rất cần thiết có sự vào cuộc của sự cơ giới hóa và tự động hóa để giảm lượng lúa bị thất thoát và giúp tăng năng suất, chất lượng.
Với nhu cầu bức thiết đó, việc triển khai dự án KH&CN cấp cơ sở “Ứng dụng KHKT xây dựng và phát triển mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp bảo quản sau thu hoạch trên địa bàn huyện Bù Đăng” đã mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho lúa gạo Đăng Hà. Dự án được triển khai từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2021.
            Dự án đã xây dựng được 40 mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, với quy mô 5000m2/mô hình. Giống lúa được sử dụng để triển khai trong các mô hình là giống Đài thơm 8. Các hộ dân tham gia mô hình đều được tập huấn, hướng dẫn, theo dõi và chuyển giao quy trình quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo hướng hữu cơ. Sau mỗi vụ thu hoạch, sản lượng lúa của mỗi mô hình đạt bình quân từ 5,5 đến 6 tấn/ha. Riêng vụ Thu - Đông năm 2020 đạt năng suất trung bình 6 đến 6,5 tấn/ha.
           Điểm khác biệt của các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ so với sản xuất đại trà là đã sử dụng phân bón hữu cơ Trimix và sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để ngăn ngừa sâu bệnh gây hại, hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thật vật. Các hộ tham gia mô hình đều thực hiện tốt quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ dưới sự hướng dẫn, theo dõi của Ban chủ nhiệm Dự án. Lúa của các hộ tham gia Dự án có chất lượng cao nên đã được đơn vị thu mua ký hợp đồng bao tiêu với giá bán từ 5.200 - 6.100 đồng/1kg, cao hơn giá lúa canh tác theo phương thức sản xuất đại trà từ 500 đến 1.100đồng/1kg (lúa tươi tại ruộng).
          Ngoài ra, dự án cũng đã xây dựng, theo dõi, hướng dẫn và chuyển giao thành công quy trình vận hành hệ thống lò sấy lúa tĩnh vĩ ngang công suất đạt 15 - 20 tấn/mẻ cho 1 tổ hợp tác xã tại Đăng Hà. Nhờ ứng dụng hệ thống lò sấy lúa tĩnh vĩ ngang nên lúa sau thu hoạch đã được sấy khô kịp thời, tỷ lê thất thoát lúa sau thu hoạch đã giảm xuống còn 5 - 6% so với trước khi áp dụng hệ thống lò sấy, tỷ lệ này là 11 - 12%. Bên cạnh đó, việc ứng dụng hệ thống lò sấy lúa tĩnh vĩ ngang đã giúp giảm công lao động, chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng lúa sau thu hoạch, nhờ đó lợi nhuận thu được cũng tăng lên.

Tác giả bài viết: Thanh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay2,017
  • Tháng hiện tại73,116
  • Tổng lượt truy cập5,800,525
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây