Nuôi gián đất là vi phạm pháp luật
Thứ hai - 24/08/2015 14:31
Theo tài liệu của Trung Quốc, gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…
Theo tài liệu của Trung Quốc, gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…
Tên khoa học là Eupolyphaga sinensis Walker, vị mặn, tính lạnh, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch, thậm chí còn để dùng làm kem đắp mặt dưỡng da và chữa bệnh đau dạ dày.
//localhost/public/uploads/news/2014_03/dsc_0167.jpg
Gián đất sấy khô được quảng cáo bán sang Trung Quốc với giá 1,7 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Trọng- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, việc tự ý nhập khẩu và nhân nuôi gián đất là vi phạm pháp luật, bởi: Căn cứ theo Pháp lệnh giống vật nuôi số 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2004 và Quyết định số 67 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ban hành giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh, việc người dân tự ý nhập khẩu và nuôi gián đất là hành vi bị nghiêm cấm do gián đất chưa có trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, căn cứ theo Luật Đa dạng sinh học năm 2006, việc nhập khẩu và nuôi gián đất của người dân bắt buộc phải thực hiện các quy định về kiểm soát loài sinh vật ngoại lai. Về cơ sở khoa học và thực tiễn, Bộ NNPTNT cũng cho biết: Đến nay, chưa có tài liệu chính thức khẳng định tính có lợi của gián và hiệu quả của việc nuôi gián.
Gián là loài côn trùng có thể làm trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, dịch tả và là thủ phạm gặm nhấm, làm hư hỏng vật dụng như quần áo, sách vở.
Thực tế, gián là loài côn trùng có thể làm trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, dịch tả và là thủ phạm gặm nhấm, làm hư hỏng vật dụng như quần áo, sách vở. Bộ Y tế cũng đã công bố 4 loại hóa chất để diệt gián. Do đó, Bộ NNPTNT yêu cầu phải xử lý nghiêm và chấm dứt việc tự ý nhập khẩu, nuôi gián của người dân. Trao đổi với phóng viên NTNN, PGS-TS Trương Xuân Lam - Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) cho biết: “Sau khi biết được thông tin gián đất đã được nhập khẩu vào Việt Nam, chúng tôi đã cử người đi thu thập mẫu vật côn trùng để xác định thực chất đây là loài gì. Phải có mẫu vật cụ thể mới biết được tên loài, là sinh vật có sẵn ở nước ta hay là ngoại lai, từ đó mới có thể đánh giá được có vai trò như thế nào. Còn tên gọi là gián đất là cách đặt tên của những người đang nuôi loài vật này, đối với khoa học, chúng tôi phải xác định cụ thể bằng mẫu vật mới đưa ra những nhận định cụ thể, có tác dụng như thế nào; có khả năng làm thuốc chữa bệnh hay không; nguy cơ gây hại ra sao…”.
Đăng tin: Lê Đăng Phú