Kiểm tra của Hội là việc các tổ chức Hội có thẩm quyền xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của tổ chức Hội và cán bộ Hội, hội viên được kiểm tra trong việc chấp hành Điều lệ Hội, chủ trương, nghị quyết, quy định của Hội; chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Quy trình lãnh đạo, chỉ đạo của BCH, BTV Hi88 Vip9
mỗi cấp đều được chia làm 03 khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra thực hiện. Vì vậy, khi đánh giá sự chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân nhất thiết phải đánh giá ba khâu. Như vậy, công tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên của các cấp Hội. Kiểm tra không phải là khâu cuối cùng của quy trình lãnh đạo, mà nó đan xen vào tất cả các khâu góp phần tạo nên sự hoàn thiện của cả quy trình.
Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo, chỉ đạo chủ yếu của Hội; lãnh đạo, chỉ đạo có ý nghĩa là kiểm tra; buông lỏng việc kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo, chỉ đạo. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hi88 Vip9
buông lỏng kiểm tra là đã để mất một công cụ quan trọng giúp mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Tầm quan trọng của công tác kiểm tra
Kiểm tra được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có vai trò hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội ngày càng được hoàn thiện và chấp hành triệt để. Bảo đảm sự thống nhất ý chí, hành động, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao sức chiến đấu, đoàn kết nội bộ góp phần củng cố, xây dựng Hội vững mạnh về tư tưởng, tổ chức và hành động.
Nguyên tắc của công tác kiểm tra
Nguyên tắc tính đảng
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của công tác kiểm tra. Tính đảng xuyên suốt quá trình kiểm tra và đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải tuân thủ nghiêm túc, trước hết là tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ; nhận xét, đánh giá sự việc một cách khách quan, thận trọng, trên cơ sở những văn bản pháp quy và những tiêu chí cụ thể. Khi tiến hành kiểm tra phải trên cơ sở và trong khuôn khổ của Điều lệ Hội, các chỉ thị, nghị quyết của Hội; phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Hội làm mục tiêu, phương hướng, nội dung hoạt động của công tác kiểm tra.
Nguyên tắc tính quần chúng
Nguyên tắc này xuất phát từ tính dân chủ rộng rãi của Hội. Mọi vụ việc dù phức tạp đến mấy, trước quần chúng đông đảo cũng không che dấu được sự thật. Chỉ có dựa vào quần chúng và kết hợp với cơ quan lãnh đạo thì mới có thể kiểm tra, xem xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất của vụ việc. Khi tiến hành kiểm tra, chủ thể kiểm tra phải thực sự dựa vào quần chúng; tổ chức cho quần chúng tham gia vào hoạt động kiểm tra bằng các hình thức khác nhau và phát huy đến mức cao nhất tính tự giác của mỗi cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân.
Nguyên tắc tính công khai
Quá trình kiểm tra, đánh giá, kết luận đều được tiến hành công khai, không dùng thủ đoạn nghiệp vụ hoặc gò ép, áp đặt. Dự thảo kết luận được trao đổi dân chủ và khi cấp có thẩm quyền quyết định thì được thông báo rộng rãi. Mọi khuyết điểm, sai lầm được đưa ra ánh sáng không phải chỉ để thi hành kỷ luật, mà điều chủ yếu là để sửa chữa một cách nhanh chóng và kịp thời.
Nguyên tắc tính lịch sử
Mọi khuyết điểm sai lầm của tổ chức Hội cũng như của cán bộ, hội viên xảy ra ở thời gian nào đều mang dấu ấn của thời gian đó. Nếu không tôn trọng nguyên tắc tính lịch sử thì kết luận của cuộc kiểm tra sẽ sai lệch, gây oan ức cho tổ chức hoặc cá nhân.
Nguyên tắc tính hiệu quả
Mỗi cuộc kiểm tra đều phải kết luận rõ đúng, sai, hướng phát huy hoặc sửa chữa, mức độ kỷ luật… Sau kiểm tra, sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức Hội tăng lên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo tốt hơn; cán bộ, hội viên, nông dân tin tưởng vào tổ chức Hội, kể cả người có ưu điểm và người có khuyết điểm đều phấn khởi thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, đó chính là hiệu quả của công tác kiểm tra.
Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, việc thực hiện nghị quyết và các quy định của Hội các cấp
Thông qua kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, việc thực hiện nghị quyết và các quy định của Hội các cấp nhằm khẳng định những mặt đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân. Xem xét giải quyết kịp thời có lý, có tình những vi phạm của cán bộ, hội viên và chi Hội tại nơi xảy ra vụ việc không để kéo dài, đùn đẩy lên trên. Kết luận, kiến nghị ban thường vụ xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật Hội.
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính của Hội, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do hội quản lý
Hoạt động tài chính của Hội gồm có: Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng hội phí; xây dựng và quản lý quỹ Hội; xây dựng, sử dụng quỹ hỗ trợ nông dân của Hội cấp trên uỷ thác và của hội viên, nông dân đóng góp; các chương trình dự án kinh tế, xã hội do Hội quản lý; Một số hoạt động tài chính khác.
Nội dung kiểm tra hoạt động tài chính của Hội cần tập trung vào việc: Thu, nộp, quản lý, sử dụng hội phí và việc xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ hoạt động của Hội. Nếu nơi nào có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, có đơn thư tố cáo hoặc đài báo nêu hiện tượng tham ô, lợi dụng về tài chính của Hội phải kịp thời đề xuất với ban thường vụ cho kiểm tra, xem xét, làm rõ đúng sai và có biện pháp xử lý.
Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội; Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của Hội; Kiểm tra tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra nội dung theo đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo.