Cách phòng, trị bệnh hại cây Măng tây:
Thứ hai - 24/08/2015 14:14
Cây Măng tây nếu chọn được giống tốt, trồng trên vùng đất tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh, đã xử lý khử tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, đất và nước tưới bảo đảm độ pH = 6.5-7.5 và không có độc tố kim loại, chăm sóc đúng kỹ thuật, vệ sinh vườn trồng tốt, môi trường thông thoáng, lành mạnh, thì rất ít bị nấm bệnh gây hại, cây sẽ cho năng suất Măng rất cao 20-25-30 tấn/ha/năm, doanh thu khoảng 400-600 triệu đồng/ha/năm.
a. Cách phòng, trị bệnh hại cây Măng tây:
a. Nhận diện các loại nấm bệnh, tuyến trùng hại cây Măng tây:
Cây Măng tây nếu chọn được giống tốt, trồng trên vùng đất tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh, đã xử lý khử tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, đất và nước tưới bảo đảm độ pH = 6.5-7.5 và không có độc tố kim loại, chăm sóc đúng kỹ thuật, vệ sinh vườn trồng tốt, môi trường thông thoáng, lành mạnh, thì rất ít bị nấm bệnh gây hại, cây sẽ cho năng suất Măng rất cao 20-25-30 tấn/ha/năm, doanh thu khoảng 400-600 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, vào mùa mưa, lúc “trái gió trở trời”, cây Măng tây cũng rất dễ bị nấm bệnh tấn công xâm hại giống như những loại cây trồng khác (con người khoẻ mạnh cũng có thể chết vì dịch bệnh kia mà !).
Khảo sát cây Măng tây trồng ở Việt Nam những năm gần đây thường thấy có các bệnh sau đây:
[01] Thối gốc rễ (do nấm Fusarium: F. Moniliforme, F. Oxysporum f. sp. Asparagi, F. Proliferatum, F. Culmorum, F. Verticillioides, F. Redolens, Gibberella Fujikuroi,…);
[02] Thối gốc rễ (do nấm Phytophthora: Phyt. Megasoerma Drechs; Phyt. Palmivora, Phyt. Capsici, Phyt. Infestans,…);
[03] Thối gốc rễ (do nấm Pythium: P. Arrhenomanes, P. Myriotilum, P. Aphanidermatum, P. Megasperma, P. Debaryanum, P. Ultimum; do nấm Rhizoctonia Solani, Rhizoctonia sp., Zopfila Rhizophila,…);
[04] Thối nhũn vi khuẩn (do nấm Erwinia Carotovora, Sclerotinia Sclerotiorum);
[05] Tuyến trùng nốt sưng (do nấm Meloidogyne Incognita, Meloidogyne Javanica);
[06] Tuyến trùng ngoại ký sinh (do nấm Tylenchorhynchus sp., Xiphinema sp., Pratylenchus sp.);
[07] Rỉ Sắt (do nấm Puccinia Asparagi với 4 loại bào tử Basidiospores, Aeciospores, Urediniospores và Teliospores);
[08] Bạc lá, đốm lá (do nấm Alternaria Alternata, Cercospora Asparagi, Ascochyta Asparagina, Phomopsis Asparagicola, Phomopsis Asparagi, Phomopsis Javanica);
[09] Đốm tím (do nấm Pleospora Herbarum, Stemphylium Vesicarium);
[10] Mốc xám (do nấm Botrytis Cinerea);
[11] Mốc xanh (do nấm Penicillium Aurantiogriseum);
[12] Thán thư (Colletotrichum Gloeosporioides, Colleto. Dematium);
[13] Khô thân cành (do nấm Macrophoma sp.);
[14] Virus (các loại virus Asparagus Virus - AV1, AV2, AV3. AV4; Tobaco Streak Virus - TSV);
[15] Nứt tét gốc, thân (Sinh lý)…
làm cho cây và chồi măng non phát triển kém, kiệt sức dần và chết hàng loạt.
//1.bp.blogspot.com/-mZL4GKO83oU/TqUixDUtXFI/AAAAAAAAAg8/XlVPaKADdXc/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B01.jpg //1.bp.blogspot.com/-RpnSULoABjI/TqUi-LG1oHI/AAAAAAAAAhI/S7_-yZIqSuU/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B02.jpg //2.bp.blogspot.com/-enLMZvYmkSs/TqUjLujg-8I/AAAAAAAAAhU/pPBdOOfd0hs/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B03.jpg //3.bp.blogspot.com/-EWQqwC1Py8U/TqUjWDsP43I/AAAAAAAAAhg/ajxCbTRZr_Q/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B04.jpg //1.bp.blogspot.com/-cJjge9zEbEg/TqUjfOMd-VI/AAAAAAAAAhs/Rz9APxWC7iM/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B05.jpg //1.bp.blogspot.com/-bo_nDfdgcjA/TqUjoiIH3KI/AAAAAAAAAh4/jxwwEq5zBuY/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B06.jpg //3.bp.blogspot.com/-0rBHPcwakVY/TqUjw4ykNbI/AAAAAAAAAiE/abCwNnjrg5s/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B08.jpg //3.bp.blogspot.com/-1vV-rTuMDK8/TqUj8GQXl5I/AAAAAAAAAiQ/VLO-w4khQLM/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B09.jpg //3.bp.blogspot.com/-tNR81LOV4XM/TqUrDYRiAwI/AAAAAAAAAkI/h_45B5nrPMI/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B07.jpg //1.bp.blogspot.com/-TWKQZ7BZD3w/TqUkOvqnRmI/AAAAAAAAAio/Ukq0EoqyKOg/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B11.jpg //4.bp.blogspot.com/-kMoKqZtF2aU/TqUkWkfiK2I/AAAAAAAAAi0/S9ruuegxYdY/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B12.jpg //1.bp.blogspot.com/-onlwEB5D5Sc/TqUkeD0JvJI/AAAAAAAAAjA/LVkLvgCA_aY/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B13.jpg //1.bp.blogspot.com/-SBqNbBcgfb8/TqUp6lefwgI/AAAAAAAAAj8/dr8nU-LPSkE/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B14.jpg //1.bp.blogspot.com/-WeK2UryGeI8/TqUkww2WFbI/AAAAAAAAAjY/gFnlod3qBNY/s400/B%25E1%25BB%2586NH%2BMTX%2B15.jpg
b. Nguyên nhân gây ra nấm bệnh hại cây Măng tây:
Các nguyên nhân gây ra nấm bệnh riêng lẻ hoặc tổng hợp gồm:
- Cây Măng tây chịu hạn rất tốt trong mùa nắng, nhưng rất dễ bị “sốc” nước trong mùa mưa (tương tự như trẻ con hay bị bệnh nóng, lạnh thất thường hay nhức đầu sổ mũi lúc “trái gió trở trời” !);
- Mật độ trồng dày, mưa nhiều, bộ lá sum suê của cây Măng tây bị nước mưa (kể cả nước tưới) kết dính dễ làm hư thối tạo điều kiện nấm bệnh xâm hại;
- Mưa nhiều, nhất là những lúc mưa to kéo dài nhiều ngày, làm cho ẩm độ không khí và ẩm độ trong chân đất trồng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển; người trồng không kịp thời có biện pháp xới xáo đất, khai thông rãnh thoát, chống úng để chân đất ngập nước và ngậm nước trương nở nén chặt, dư ẩm, đất trồng bị bão hoà làm mất tế khổng (khoảng trống chứa nước và không khí trong đất) và đóng váng bề mặt làm mất dưỡng khí khiến bộ rễ cây Măng tây bị ngộp, mất khả năng trao đổi ion, không hấp thu được dinh dưỡng, úng nước kéo dài khiến bộ rễ bị thối nhũn, cây phát triển kém, dẫn đến mất khả năng cung cấp Măng, vàng lá, héo úa từ từ rồi chết dần, chết dần,…;
- Cây quang hợp kém do trời mưa dầm dề, thiếu nắng kéo dài;
- Đất trồng thiếu dinh dưỡng hữu cơ, và thiếu vôi, làm độ pH đất và nước biến đổi giảm sâu dưới biên độ pH = 4.5 - 5.5, khiến môi trường đất lành mạnh bị đẩy lui, môi trường đất yếm khí phát triển tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh (đặc biệt nguy hiểm là tuyến trùng và nấm Phytophthora và Fusarium), virus, vi khuẩn, vi sinh vật xấu phát triển, bao vây xâm hại bộ rễ, cộng hưởng với các loại côn trùng, sâu bọ khác đồng loạt tấn công làm cho bộ rễ bị tổn thương, thối nhũn, khiến cây bị chùn ngọn, cong queo dị dạng, xoắn lá, vàng lá, héo úa, khô thân cành, và chết hàng loạt…;
- Sử dụng phân không đúng cách, không cân đối liều lượng và chủng loại (có khi gặp phân giả); khi thì thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng, khi thì bón quá nhiều phân hoá học hoặc quá dư thừa đạm hữu cơ gây ngộ độc hữu cơ, sử dụng phân chuồng chưa ủ hoai mục hoặc sử dụng lại các loại phân/giá thể chứa nhiều mầm nấm bệnh như giá thể loại bỏ từ các vườn trồng nấm; hay phủ gốc bằng các loại vật liệu chưa qua xử lý nấm bệnh như trấu, rơm rạ, vỏ cà phê, mùn cưa gỗ cao su,…;
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nguyên tắc “4 đúng”, dùng liều quá thấp hoặc liều quá cao gây ra hiện tượng cây lờn thuốc, làm vô hiệu hoá tác dụng phòng, trị bệnh của thuốc;
- Chăm sóc vườn trồng không đúng yêu cầu kỹ thuật, cắt tỉa cành nhánh bị nấm bệnh bỏ rơi vải trên mặt đất, vệ sinh vườn trồng yếu kém, vườn trồng không thông thoáng, để các loại nấm bệnh phát tán, lây lan tự do trên cây, trên đất trồng mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời (Người trồng phải quyết đoán, phải biết làm “nhà cầm quân độc tài”, phải thẳng tay “xử trảm”, cắt bỏ, cách ly, đưa ra khỏi vườn tiêu huỷ ngay lập tức bất cứ mầm mống nấm bệnh lạ, không bình thường nào vừa mới chớm xuất hiện trên cây hoặc trên đất trồng !).
- Tồn dư các loại nấm bệnh còn lại từ các đợt thu hoạch trước hoặc những năm trước không được xử lý triệt để, nay gặp môi trường thuận lợi nên càng phát triển nhiều hơn, với cấp độ ngày càng cao hơn;
- Môi trường lân cận và xung quanh vườn trồng Măng tây đang có dịch bệnh trên cây trồng làm ảnh hưởng lây lan, việc phòng chữa bệnh phải biết kết hợp tiến hành đồng loạt trong khu vực, nếu chỉ xử lý cục bộ cho từng vườn trồng thì không thể có hiệu quả tốt;
- Cộng với tình trạng thu hoạch cạn kiệt từ nhiều vụ thu hoạch trước khiến cây Măng tây bị suy yếu, suy dinh dưỡng, mất sức đề kháng, lúc này rất dễ bị nấm bệnh tấn công xâm hại;…
Nếu không kịp thời phát hiện sớm và khẩn trương ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu, để mầm mống và bào tử nấm bệnh phát tán trên cây và đất trồng theo gió, theo nước mưa và nước tưới, thông qua dụng cụ lao động, vết chân giày dép người lạ mang mầm bệnh vào… lây lan nhanh ra cả vườn, rẫy Măng tây sẽ phát sinh nhiều bệnh từ nhẹ đến nặng, rồi trầm trọng mất khả năng kiểm soát, cây sẽ không cho Măng, héo úa suy kiệt dần và chết hàng loạt (phổ biến nhất là các bệnh do virus, vi khuẩn, tuyến trùng, các loại nấm Pythium, Phytophthora và Fusarium làm thối rễ); người trồng hoang mang, mất tinh thần, chán nản, có tư tưởng muốn bỏ cuộc, thụ động xuôi tay không có biện pháp đối phó hay xử lý khiến tình trạng nấm bệnh chết cây càng bi đát hơn !
c. Cách phòng, trị nấm bệnh hại cây Măng tây:
Không giống như các loại rau màu khác, trồng và chăm sóc cây Măng tây thực chất là Trồng và Chăm Sóc Bộ Rễ và Chăm Sóc Đất hoặc Giá Thể trồng cây Măng tây; bộ rễ càng khoẻ mạnh cây càng có năng suất và chất lượng cao. Nói cách khác, công việc của người trồng chủ yếu là những phần việc diễn ra ở dưới mặt đất !
Cách chữa bệnh tốt nhất cho cây Măng tây là Phải Làm Thật Tốt Việc Phòng Bệnh. Cần phải thường xuyên cải tạo môi trường đất trồng cho thật tơi xốp, xử lý triệt để mầm mống tuyến trùng, nấm bệnh và côn trùng hại cây, cung cấp đầy dủ dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh, lên luống đất trồng cao ráo nhưng vẫn phải bảo đảm độ ẩm đều đặn trong chân đất đủ 60-70% mùa nắng cũng như mùa mưa (việc tưới nước không quan trọng ở hệ thống tưới kiểu nào mà quan trọng ở cách tưới thế nào để chân đất bảo đảm thường xuyên có đủ ẩm độ 60%-70%); thường xuyên cung cấp cân đối đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới có pH = 6.5-7.5 để cây thật sự khoẻ mạnh; thường xuyên kiểm tra rãnh thoát nước cho thật tốt không để đất bị bão hoà do ngậm nước trương nở đất làm mất dưỡng khí và không để nước ngập úng chân đất quá 8-10 giờ/ngày; thường xuyên xới xáo đất, phá váng đóng khằn bề mặt luống trồng để đất có đủ dưỡng khí cung cấp cho rễ; thường xuyên tỉa cây giữ thế “mẹ bồng con” 3-6 cây mẹ + 3-6 chồi măng non khoẻ mạnh ở mỗi gốc Măng và cắt bỏ toàn bộ các cành nhánh nhện từ mặt luống lên cao 50 cm cho vườn trồng thông thoáng; thường xuyên làm cỏ và vệ sinh vườn trồng cho thật tốt, thẳng tay xử lý loại bỏ, cách ly khỏi vườn trồng mọi mầm mống nấm bệnh và tồn dư nấm bệnh ra khỏi vườn trồng; Phải Kiên Quyết Tạm Ngưng Thu Hoạch Khi Đường Kính Thân Măng Đã Nhỏ Hơn <8mm… Để Dưỡng Cây !
Phải nhớ chăm sóc cây Măng tây đúng kỹ thuật hướng dẫn (Măng “tây” không thể chăm sóc theo kiểu “ta” được) và phải thường xuyên làm thật tốt việc phòng bệnh. Khi quan sát thấy nấm, bệnh vừa mới chớm xuất hiện trên cây thì phải khẩn trương cắt tỉa bỏ những phần thân, lá bị bệnh đem ra khỏi vườn đốt tiêu huỷ ngay và tiến hành phun thuốc phòng + trừ nấm bệnh (có thể dùng chung hỗn hợp thuốc phòng bệnh + thuốc chữa bệnh như Metalaxyl (Ridomil, Vilaxyn,…) + Mancozeb; Carbendazim + Sulfur; Fosetyl Aluminium (Aliette, Vialphos,…) + Zineb, v.v...) không để bệnh lây lan ra cả vườn. Phải định kỳ sử dụng thuốc phòng + trừ bệnh như là một công việc chính phải làm cứ mỗi 7-10 ngày/lần, không được lơ là bỏ qua dù với bất cứ lý do gì.
Người trồng Măng tây có thể áp dụng các biện pháp xử lý đất sau:
1. Xử lý đất bằng biện pháp hoá học: Có thể dùng Bordeaux (Sunfat Đồng + Vôi), COC-85, Bromua Methyl, Nokaph,…
2. Xử lý đất bằng biện pháp vật lý thông thường: Bổ sung vôi bột và canxi cho đất để tăng độ tơi xốp cho đất; thường xuyên kiểm tra độ pH = 6.5-7.5 trong đất trồng và nước tưới; kiểm tra hàm lượng Clor = <600 mg/1lít nước trong nước tưới và hàm lượng muối EC = <2 milisiemens/cm trong đất.
Cũng có thể thường xuyên, định kỳ sử dụng nhiều phân trùn quế, phân hữu cơ, phân chuồng ủ thật hoai mục và các loại chế phẩm Trichoderma, WEHG, SOIL-18, BAEM, Active Cleaner, Komix, Humix, Vôi,… cải tạo đất, ổn định độ pH đất và nước tưới = 6,5 - 7,5; xử lý các loại thuốc diệt tuyến trùng và phòng trừ nấm, bệnh, côn trùng và vi sinh vật hại cây như Đồng đỏ (Norshield), Đồng xanh, Phytocide, Bordeaux, Vimonyl, Carbenzim, Sincosin, Agrispon, Amistar Top, Mancozeb, Zineb, Aliette, Ridomil, Anvil, Antracol, Tilt Super, Ridomil, Validacin, Vialphos, Vilaxyn, Daconil, Benomyl (Viben-C), và các chế phẩm có gốc đồng,…
Thông thường, phân hữu cơ và các loại chế phẩm cải tạo đất có tác dụng giải độc và nâng cao độ pH đất, tạo điều kiện thuận lợi phục hồi các loại vi sinh vật có ích và trùn đất giúp làm tơi xốp đất, đồng thời các loại thiên địch phát triển mạnh khiến các loại virus, vi khuẩn, tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng có hại trong đất và trên cây bị mất môi trường sống, bị suy yếu và bị thiên địch tiêu diệt; tạo điều kiện kích thích phát triển rễ, thân và lá, giúp cây Măng tây miễn nhiễm với các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại, giúp cây phát triển cân đối, khoẻ mạnh, sẽ góp phần làm tăng thêm đáng kể năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thường xuyên dùng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cải tạo đất có thể giảm được 80-90 % lượng phân hoá học và giảm được 80-90% dịch bệnh trên đất trồng Măng tây.
Cuối cùng, nếu vườn/rẫy Măng bị bệnh quá nặng không thể khắc phục được thì nên tiến hành cắt bỏ hết cây trên vườn rồi dùng các chế phẩm Đồng đỏ, Clorua đồng, Phytocide, Bordeaux, Trichoderma, WEHG, Active Cleaner, BAEM, SOIL-18,… liều cao để cải tạo lại môi trường đất, bổ sung NPK pha loãng để giúp phục hồi rễ và cây (trong giai đoạn chữa bệnh nên hạn chế dùng phân chuồng vì vô tình có thể đưa thêm nấm bệnh vào đất làm cây bệnh nặng thêm); cuối cùng nếu vẫn không được thì nên tuyển lấy những bộ rễ khoẻ mạnh đem trồng lại trên đất mới đã được cải tạo tơi xốp và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Nếu đầu tư chăm sóc vườn/rẫy Măng tây với quyết tâm cao; xem việc trồng cây Măng tây là công việc chính nhằm tạo nguồn thu nhập sống chết của gia đình; biết thương yêu quý trọng cây Măng tây như thương yêu quý trọng vợ/chồng mình trong nhà; biết chăm sóc cây Măng tây khẩn trương, đúng mức như chăm sóc đứa con mọn yêu quý của mình lúc trái gió trở trời thì người trồng hoàn toàn vẫn có thể tránh được thiệt hại do nấm bệnh gây ra.
Nhờ làm tốt công tác phòng, chữa bệnh, mùa mưa năm nay 2011, trong lúc các địa phương khác mất khả năng cung cấp Măng thì cây Măng tây ở tỉnh Ninh Thuận vẫn phát triển và cung cấp Măng tây xanh đều đặn.
Cây Măng tây đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, đã “định cư” ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ 30-40 năm nay để cắt lấy lá làm kiểng trang trí hoa cắt cành cung cấp cho các chợ hoa đầu mối ở TPHCM như chợ hoa Hồ Thị Kỷ, chợ hoa Đầm Sen, chợ hoa Hậu Giang,… Đã tồn tại và không mất đi trong hơn nửa thế kỷ qua, cây Măng tây hoàn toàn có thể trồng và phát triển rất tốt trong môi trường nhiệt đới ở Việt Nam, tin rằng trong một tương lai không xa nữa, Măng tây sẽ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch cao của Việt Nam.
2. Cách phòng, trừ các loại sâu bọ, côn trùng:
Ở nước ngoài, đối với các loại sâu bọ, côn trùng cắn hại cây Măng tây như Armyworms, Asparagus Beetles (bọ Măng tây), Cutworms (sâu ngài đêm), Garden Symphylan, European Asparagus Aphid (rệp vừng châu Âu),… người ta dùng Permithrin 38% là có thể tiêu diệt chúng dễ dàng.
Ở trong nước, đối với sâu lông, sâu keo, sâu xanh, sâu đục thân, ốc nhớt,… cắn hại cây Măng tây, có thể dùng các loại chế phẩm Furadan, Basudin, Topsin, Supracide,… Đối với bọ trĩ, rầy mềm, dế nhũi, rệp sáp,... có thể dùng Sagomycine, Confidor, Regent,… và các loại thuốc diệt rầy (các loại sâu bọ côn trùng có thể ăn trụi lá 1 ha Măng tây trong 1-2 ngày!).
Nếu vệ sinh vườn kém (để lại tàn dư nấm bệnh từ các chu kỳ thu hoạch trước), lơ là chăm sóc để các loại sâu bọ ẩn nấp cắn hại bộ rễ, hoặc thu hoạch để móng tay va chạm làm trầy xước thân Măng lân cận sẽ làm chồi Măng biến dạng, hình thù cong vẹo, Măng sẽ kém chất lượng và mất giá trị thương phẩm, không thể thu hoạch được.
Để phòng trừ có hiệu quả các loại côn trùng, sâu bọ hại cây Măng tây, cần thường xuyên bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng để cây phát triển khoẻ mạnh, vệ sinh chăm sóc vườn trồng thật tốt, nhanh chóng loại bỏ các mầm móng nấm bệnh mới vừa phát sinh, thường xuyên duy trì độ ẩm 60-70% trong chân đất, dùng chế phẩm sinh học cải tạo đất để duy trì pH đất = 6.5-7.5; có thể thường xuyên dùng vôi, Bordeaux, Carbendazim, Mancozeb, Furadan, Basudin, Antracol, dung dịch xà phòng nước, hoặc lá cây thuốc cá giã nhuyễn hoà chung nước tưới vào gốc để khử nấm bệnh, côn trùng và vi sinh vật có hại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích và trùn đất phát triển, đẩy lùi và cô lập các loại côn trùng và vi sinh vật có hại cho cây.