Hi88 Vip9: Trang Chủ

img1 img1 img1 img1 img1

Làm giàu từ mô hình vườn ao chuồng

Thứ hai - 24/08/2015 11:45
Chỉ có sức lao động, nghị lực và đôi bàn tay không mệt mỏi, đến nay, gia đình anh đang sở hữu một mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) cho thu lãi khoảng 500 triệu đồng/năm, là điểm đến tham quan, học tập kinh nghiệm của nhiều đoàn từ trong và ngoài tỉnh. Đó là mô hình của gia đình anh Nguyễn Chiến Thắng (sinh năm 1975) ở ấp 5, xã Tân Lập (Đồng Phú).
Khi mới 11 tuổi, Nguyễn Chiến Thắng theo gia đình vào Bình Phước lập nghiệp. Trên vùng đất mới, Thắng sớm phải bươn chải, lao động vất vả, tìm cách mưu sinh từ việc làm thuê cuốc đất. 17 tuổi, Thắng lập gia đình với một cô thôn nữ trong xã làm nghề thợ may. Những ngày đầu, vợ chồng anh Thắng gặp không ít khó khăn, thiếu vốn, lại chưa có kinh nghiệm trong sản xuất. Với 1,2 ha đất trũng, sình lầy, quanh năm ngập lụt nên vợ chồng anh Thắng đã dành khu đất cao để trồng điều, còn vùng trũng trồng lúa. Nhưng sau nhiều năm, cả điều và lúa đều cho hiệu quả thấp. Nhận thấy, đặc điểm của vùng đất bưng sình rất khó canh tác, anh Thắng chọn mô hình vườn - ao - chuồng: đào ao thả cá, lấy đất lập vườn trồng tiêu kết hợp chăn nuôi heo, gà. Đây là một mô hình cũ nhưng xét thực tế lại tận dụng được nhiều lợi ích khác nhau nên có thể cho kết quả khả quan. Đầu nghĩ tay làm, anh cho đào ao, làm một đường rãnh dốc để dẫn bùn đổ về khắp khu vườn. Khi mảnh vườn đã được lập đất cao, vợ chồng anh Thắng lại đào hố, bón phân, trồng tiêu và các loại cây ăn trái, kết hợp xây dựng khu chuồng nuôi heo. Lấy công làm lãi, vợ chồng anh Thắng không kể mưa nắng, mảnh vườn hay ao cá đều do tự tay anh chị làm, trừ việc quá sức người thì mới dám thuê thợ làm, để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, vợ chồng anh Thắng còn đi làm thuê làm mướn, dành dụm tiền đầu tư sản xuất cho vườn nhà. //localhost/public/uploads/news/2012_08/41.jpg Kinh nghiệm của anh Thắng là không bao giờ bỏ bất cứ một lớp tập huấn về kỹ thuật trên cây trồng, vật nuôi do địa phương tổ chức. Giờ đây, gia đình anh Thắng đang sở hữu 0,4 ha ao nuôi cá, 0,55 ha tiêu, 1,2 ha cao su, 0,25 ha diện tích cây ăn trái và khu chăn nuôi gồm chuồng nuôi heo thịt từ 30 – 50 con, cùng với khoảng 300 con gà thả vườn. Hệ thống chuồng heo được xây dựng nơi thoáng mát, cao ráo, sạch sẽ. Phân heo làm thức ăn cho cá, nước phân dùng bón cho cây trồng. Như vậy, theo tính toán của anh Thắng, sau khi sử dụng phương pháp trên, một năm gia đình anh tiết kiệm được hàng chục triệu đồng tiền mua phân bón cho vườn tiêu và cây ăn trái. Để đảm bảo vệ sinh khu chuồng heo, anh Thắng duy trì xịt thuốc khử trùng, rắc vôi bột 1 tuần 1 lần, quét rửa chuồng trại mỗi ngày. Anh Thắng cho biết: Với mô hình trên, bình quân trừ chi phí gia đình tôi thu về khoảng 500 triệu đồng/năm. Tôi nghĩ chỉ cần có sức khỏe, chịu khó lao động thì ai cũng có thể làm giàu. Việc ứng dụng yếu tố kỹ thuật phù hợp với thực tế từng vùng, từng địa phương, đồng thời biết tận dụng mọi nguồn lực, tránh lãng phí sẽ tạo được hiệu quả kinh tế cao. Và mô hình VAC của gia đình anh Thắng là một ví dụ điển hình, cần được nhân rộng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay1,200
  • Tháng hiện tại72,299
  • Tổng lượt truy cập5,799,708
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây